ảnh bìa địa đạo Củ Chi

Khám Phá Khu Di Tích Lịch Sử Địa Đạo Củ Chi TPHCM

Địa đạo Củ Chi là hệ thống phòng thủ dưới lòng đất được đào bởi quân dân thời kháng chiến chống đế quốc. Ngày nay, chiến tích anh hùng này trở thành Khu di tích lịch sử nổi tiếng tại Việt Nam, được ví như “thành phố trong lòng đất” thực thụ. Tham quan Địa đạo Củ Chi là một lựa chọn không bao giờ khiến du khách phải hối tiếc. Cùng Du Lịch VN tham khảo kinh nghiệm du lịch chi tiết dưới đây!

1. Tìm hiểu về sự hình thành địa đạo Củ Chi

Khu di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi là điểm du lịch nổi tiếng bậc nhất Việt Nam. Nằm cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh tầm 70 km về hướng Tây Bắc. Khu di tích được xem là một kỳ quan đặc biệt, gắn liền với quân và dân Củ Chi trong cuộc kháng chiến khốc liệt chống kẻ thù, kéo dài suốt 30 năm ròng rã.

Địa đạo Củ Chi có bề dài khoảng 250 km. “Làng ngầm” toả rộng bên trong lòng đất, được tính toán kỹ lưỡng và thiết kế cực kỳ công phu vượt ngoài sức tưởng tượng. Căn hầm được đào không quá sâu, có 3 tầng khác nhau. Trong đó, tầng phía trên cùng cách mặt đất khoảng 3m, tầng giữa cách mặt đất khoảng 6m và tầng dưới sâu cách mặt đất khoảng 12m. Đảm bảo cho bom đạn của quân địch không cách nào tàn phá nổi. Chính vì thế, địa đạo Củ Chi còn tồn tại cho đến bây giờ.

Trải nghiệm với nắp "trầm" và "bổng" đê xuống địa đạo
Trải nghiệm với nắp “trầm” và “bổng” để xuống địa đạo

Bên trong hầm địa đạo bố trí những ống thông hơi được ngụy trang thật sự bí ẩn, khó phát hiện. Đảm bảo làm nơi trú ẩn lâu dài của nhân dân Việt Nam. Các công trình liên hoàn với địa đạo phải kể đến như: Chiến hào, quân y, ụ-ổ chiến đấu, hần ăn ngủ, không gian sinh hoạt riêng cho phụ nữ và trẻ em, không gian hội họp, kho cất giấu lương thực, bếp Hoàng Cầm (bếp giấu khói), giếng nước,….

Hiện nay, đây không chỉ là di tích lịch sử quốc gia, mà còn trở thành địa điểm du lịch nổi tiếng Sài Gòn nói riêng và trên thế giới nói chung. Mỗi năm, khu du lịch địa đạo Củ Chi đón khoảng 20 triệu lượt khách (tính cả khách quốc tế và khách nội địa). Để tham quan hết khu địa đạo, thông thường bạn sẽ phải dành ra 1 ngày nguyên vẹn.

Tuy là một điểm đến mang ý nghĩa lịch sử nhưng địa đạo Củ Chi Sài Gòn có khá nhiều hoạt động và điểm tham quan thú vị, rất lý tưởng cho những chuyến đi cuối tuần hay nghỉ lễ. Hứa hẹn sẽ đem đến cho du khách những trải nghiệm lịch sử, văn hóa và cả ẩm thực.

Địa đạo Củ Chi hiện đang được bảo tồn ở hai địa điểm:

  • Địa đạo Bến Dược: tại ấp Phú Hiệp, xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Địa đạo Bến Đình: tại ấp Bến Đình, xã Nhuận Đức, huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh
Trải nghiệm bắt cá ở khu tái hiện vùng giải phóng
Trải nghiệm bắt cá ở khu tái hiện vùng giải phóng

2. Di chuyển đến địa đạo Củ Chi

Từ trung tâm thành phố, có nhiều hình thức di chuyển mà bạn có thể lựa chọn để đi đến khu du lịch Địa Đạo Củ Chi, như sau:

2.1. Đi taxi:

Nếu bạn đi du lịch tự túc theo nhóm, hành lý khá nhiều thì taxi lựa chọn hợp lý. Tuy nhiên, di chuyển quãng đường tận 70 km thì các bạn cũng nên cân nhắc chi phí, sẽ khá cao. Khoảng 600.000 – 700.000 vnđ/lượt.

Xem thêm  TOP #20 Nhà Hàng Quận 1 Ngon Sang Trọng Quên Lối Về 2023

2.2. Xe máy hoặc xe ô tô tự lái:

Từ trung tâm thành phố Hồ Chí Minh, các bạn có thể đi từ Bến Thành qua đường Cách Mạng Tháng 8. Tiếp đó, đi trên các tuyến đường Trường Chinh, cầu An Sương, quốc lộ 22, Bà Triệu, Trưng Nữ Vương,…. Sau đó, du khách tiếp tục đi thẳng rồi chạy thẳng qua thị trấn Hóc Môn, đi qua cầu Sáng chạy theo tỉnh lộ 15, đến cầy Sáng, qua ngã tư Tân Quy, cầu Bến Nẩy, chợ Phú Hòa Đông là đến khu di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi.

2.3. Cano, thuyền:

Phương tiện độc và lạ nhất để đến tham quan khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi. Bên cạnh đó, phương tiện này còn có thể giúp cho du khách thoải mái chiêm ngưỡng cảnh đẹp hai bên bờ sông và check-in ngay trên thuyền. Tuy nhiên, chi phí còn khá cao, các bạn sẽ xuất phát tại bến Bạch Đằng, di chuyển trên con tàu Greenlines để đến được Địa đạo Củ Chi.

Di chuyển bằng Cano, thuyền đi địa đạo Củ Chi
Di chuyển bằng Cano, thuyền đi địa đạo Củ Chi

2.4. Xe buýt

Xe buýt đi Địa đạo Bến Dược:

  • Từ Bến Thành đi xe bus tuyến 13 (Bến Thành – Củ Chi) tới bến xe Củ Chi. Sau đó từ bến xe Củ Chi đi xe bus tuyến 79 (Củ Chi – Dầu Tiếng) tới địa đạo Bến Dược.
  • Từ bến xe Chợ Lớn đi xe bus tuyến số 94 (Chợ Lớn – Củ Chi) tới bến xe Củ Chi. Sau đó từ bến xe Củ Chi đi xe bus tuyến số 79 (Củ Chi – Dầu Tiếng) tới địa đạo Bến Dược.

Xe buýt đi Địa đạo Bến Đình:

  • Từ Bến Thành đi xe bus tuyến số 13 (Bến Thành – Củ Chi) tới bến xe An Sương. Sau đó từ bến xe An Sương đi xe bus tuyến số 122 tới bến xe Tân Quy. Tiếp tục từ bến xe Tân Quy đi xe bus tuyến số 70 tới bến xe Bến Đình.
  • Từ bến xe Chợ Lớn đi xe bus tuyến số 94 (Chợ Lớn – Củ Chi) tới bến xe An Sương. Sau đó từ bến xe An Sương đi xe bus tuyến số 122 tới bến xe Tân Quy. Tiếp tục từ bến xe Tân Quy đi xe bus số 70 tới địa đạo Bến Đình.

Ghi chú: Khoảng thời gian di chuyển của xe buýt rơi vào tầm 2 tiếng rưỡi. Bạn cân nhắc đi sớm để có nhiều thời gian hơn khi tham quan ở “mê cung” Củ Chi nhé. Ngoài ra, bạn có thể đặt tour địa đạo Củ Chi để không phải lo nghĩ nhiều về việc di chuyển đến tham quan.

3. Giá vé tham quan Địa Đạo Củ Chi và thời gian mở cửa

Giá vé tham quan Địa đạo Củ Chi là 35.000 vnđ/người/lượt. Thời gian áp dụng giá vé từ 01/01/2021. Ngoài ra, để được trải nghiệm chui hầm, các trò chơi, du khách phải trả thêm phí khoảng vài chục nghìn.

  • Vào mỗi năm các bạn nên tra cứu giá vé tham quan Địa đạo Củ Chi trên trang web của khu di tich, tại địa chỉ diadaocuchi.com.vn để cập nhật mức phí mới nhất.
  • Thời gian mở cửa: từ 7h00 đến 17h00 mỗi ngày.

4. Tham quan Địa đạo Củ Chi chi tiết

4.1. Địa đạo Bến Dược

Tham quan hầm địa đạo Củ Chi

Lối xuống hầm Bến Dược
Lối xuống hầm Bến Dược

Du khách có thể chiêm ngưỡng đoạn đường hầm dài 120m với 2 tầng – nơi mà quân và dân ta hoạt động trong thời kỳ chiến tranh. Bên cạnh đó, tại đây, bạn còn thoải mái được thưởng thức những món ăn mang đậm hương vị địa phương – đây là những món ăn mà người dân thời xưa vẫn ăn dưới hầm địa đạo như: Khoai, sắn, củ mài chấm muối vừng,…

Tham quan đền tưởng niệm liệt sĩ ở Bến Dược

Đây là công trình lịch sử văn hóa được xây dựng trên khu đất có diện tích 70.000 m2. Khu đền gồm có cổng tam quan, nhà văn ba, tháp 9 tầng cao 39m và ngôi điện chính. Bên trong chính điện có đặt bia khắc tên của hơn 50.0000 người con Việt Nam đã chiến đấu anh dung, hy sinh vì độc lập Tổ Quốc.

Xem thêm  List 7 Quán Ăn Gia Đình Quận 10 Ngon, Chất Lượng Và Đầm Ấm

Ngoài ra, không gian bên trong Đền Bến Dược còn trưng bày các bức tranh, tượng, phù điêu, thể hiện các phong trào cách mạng, các nhân vật tiêu biểu trong cuộc đấu tranh kiên cường, bất khuất của quân và dân Sài Gòn – Chợ Lớn – Gia Định.

Tháp 9 tầng ở Khu đền liệt sĩ Bến Dược
Tháp 9 tầng ở Khu đền liệt sĩ Bến Dược

Khám phá khu tái hiện vùng giải phóng từ năm 1961 đến 1972

Khi tham quan Địa đạo Củ Chi, du khách nên trải nghiệm khám phá toàn khu tái hiện vùng chiến tranh. Bạn sẽ được mở mang tầm mắt với cảnh vật làng quê yên bình, những ngôi nhà lợp lá, con đường rợp bóng mát tre xanh.

Hình ảnh tái hiện khu chợ quê với những món ăn dân dã, hay tận mắt chứng kiến cảnh hoang tàn đổ nát của quê hương Củ Chi, những cạm bẫy khiến quân địch phải run sợ của du kích trong lòng địa đạo. Bên cạnh đó, du khách còn được xem những thước phim quay chậm về cảnh sinh hoạt, chiến đấu của quân và dân ta khi còn sống chung với bom đạn trên vùng đất này.

Khu tái hiện vùng giải phóng
Khu tái hiện vùng giải phóng ở Địa đạo Bến Dược
Khu tái hiện vùng giải phóng với đời sống nông thôn
Khu tái hiện vùng giải phóng với đời sống nông thôn ở Địa đạo Bến Dược
Trải nghiệm cấy lúa ở khu tái hiện vùng giải phóng
Trải nghiệm cấy lúa ở khu tái hiện vùng giải phóng

Tham quan Địa đạo Củ Chi với Rừng 3 miền và hồ tắm mô phỏng Biển Đông

Ngoài ra, du khách cũng có thể chiêm ngưỡng rất nhiều mô hình di tích, lịch sử nổi tiếng của Việt nam được tái hiện ở điểm du lịch này Rừng gỗ quý, 3 mô hình đặc trưng thu nhỏ của 3 miền (Cùa một cột, Ngọ Môn Huế, Bến nhà Rồng). Hoặc đắm mình trong làn nước mát trong xanh ở khu tắm mô phỏng Biển Đông. Giá tham khảo là 20.000 vnđ/người.

Mô phỏng biển Đông ở Địa đạo Bến Dược
Mô phỏng biển Đông ở Địa đạo Bến Dược
Bến cảng nhà Rồng ở Địa đạo Củ Chi
Bến cảng nhà Rồng ở Địa đạo Củ Chi
Chùa Một Cột - Hà Nội ở Địa đạo Củ Chi
Chùa Một Cột – Hà Nội ở Địa đạo Củ Chi
Ngọ Môn Huế ở Địa đạo Củ Chi
Ngọ Môn Huế ở Địa đạo Củ Chi

Ghé thăm trạm cứu hộ động vật hoang dã

Tọa lạc giữa Bến Dược và Bến Đình, đây được xem là trạm cứu hộ lớn nhất tại khu vực phía Nam với sức chứa hơn 3.600 loài động vật quý hiếm. Du khách khi đến với khu du lịch Địa đạo Củ Chi có thể thoải mái vui chơi cùng động vật, cũng như nghe những câu chuyện được nhân viên kể lại về các loài động vật tại đây.

Ghé thăm trạm cứu hộ động vật hoang dã
Ghé thăm trạm cứu hộ động vật hoang dã

>>> Xem thêm: 9 Chùa Đẹp Ở Sài Gòn Để Chụp Hình Làm Lay Động Lòng Người

4.2. Địa đạo Bến Đình

Được xếp hạng là di tích lịch sử cấp quốc gia Việt Nam. Đây là căn cứ của lãnh đạo Huyện Củ Chi thời kháng chiến chống đế quốc Mỹ. Du khách sẽ được tham quan hệ thống đường hầm. Vừa là nơi hội họp, sinh hoạt cộng đồng, vừa là hầm chế tạo vũ khí, thế trận chiến đấu độc đáo đã góp phần to lớn trong công cuộc chống giặc cứu nước.

Đặc biệt, du khách được tận mắt trải nghiệm căn bếp Hoàng Cầm giấu khói, nhìn thấy xác của chiếc xe tăng M41 của quân đội Mỹ, bị vướng phải mìn của du kích Việt Nam năm 1970 nằm giữa khu rừng.

Xe tăng M41 của Mỹ
Xe tăng M41 của Mỹ
Bữa cơm tại bếp Hoàng Cầm
Bữa cơm từ bếp Hoàng Cầm

Thêm vào đó, du khách sẽ được xem phim tư liệu tại hội trường, lắng nghe bài giới thiệu về lịch sử hình thành và phát triển của hệ thống địa đạo Củ Chi.

Sau chuyến tham quan hầm địa đạo Bến Đình, du khách sẽ ghé thăm khu vực bán hàng lưu niệm. Tại đây, các bạn thỏa thích lựa chọn cho mình, người thân và bạn bè những mặt hàng lưu niệm chiến tranh được làm từ vỏ đạn. Nổi bật như bật lửa, đèn dầu, bút bi, dây đeo, hay đôi dép râu làm từ lốp xe cũ, cùng những mặt hàng sơn mài, mỹ nghệ cao cấp, những mặt hàng mây, tre, lá đặc trưng của các làng nghề ở Củ Chi.

Quầy lưu niệm ở Địa đạo Củ Chi
Quầy lưu niệm ở Địa đạo Củ Chi

5. Các dịch vụ khi tham quan Địa Đạo Củ Chi

5.1. Bắn súng thể thao quốc phòng

Du khách sẽ cảm thấy phấn khích khi thử tài thiện xạ của mình tại Trường bắn thể thao quốc phòng. Trò chơi cảm giác mạnh này thu hút rất nhiều du khách tham gia, đặc biệt là du khách quốc tế. Bạn có thể lựa chọn cho mình các loại súng thích hợp được sử dụng trong thời kỳ chiến tranh. Sau khi được hướng dẫn đầy đủ, bạn sẽ thử tài bắn súng với các bia di động và bia hình con thú.

Xem thêm  Quẩy Thâu Đêm Với #12 Địa Điểm Đi Chơi Ở Sài Gòn Về Đêm Năm 2023
Bắn súng thể thao quốc phòng
Bắn súng thể thao quốc phòng

5.2. Hồ bơi

Hồ bơi nhân tạo có diện tích mặt nước 150 m2 (hồ cho trẻ em), và 500 m2 (hồ cho người lớn). Được thiết kế theo lối kiến trúc riêng biệt gần gũi thiên nhiên, hệ thống lọc nước tuần hoàn theo công nghệ mới đảm bảo an toàn vệ sinh. Công trình ngày càng hoàn thiện với phòng thay đồ, phòng tắm, phòng vệ sinh. Sau hành trình chinh phục hầm Địa đạo Củ Chi , du khách có thể ngâm mình trong làn nước mát xanh ngời ngợi của hồ bơi, tận hưởng không gian trong lành, thoáng mát.

Hồ bơi nhân tạo ở Địa Đạo Củ Chi
Hồ bơi nhân tạo ở Địa Đạo Củ Chi

5.3. Đạp thiên nga, chèo thuyền kayak

Du khách có thể sử dụng thiên nga, thuyền kayak để du ngoạn trên hồ mô phỏng Biển Đông. Trên hồ thể hiện các quần đảo, các đảo thuộc chủ quyền đất nước Việt Nam như: Hoàng Sa, Trường Sa, Bạch Long Vĩ, Côn Đảo, Phú Quốc,…. Phía ven hồ, du khách chiêm ngưỡng cảnh quan đặc sắc của rừng gỗ quý và 3 mô hình mô phỏng thu nhỏ 3 miền Bắc – Trung – Nam như: Chùa Một Cột (Hà Nội), Ngọ Môn (Huế), Bến Nhà Rồng (TPHCM)…

Đạp thiên nga và chèo thuyền kayak
Đạp thiên nga và chèo thuyền kayak

5.4. Xe đạp đơn, đôi

Loạ rất được các bạn sinh viên – học sinh, thanh thiếu niên ưa chuộng. Vừa đạp xe dạo quanh bờ hồ Biển Đông, vừa thư giãn ngắm nhìn cảnh quan thiên nhiên.

Trải nghiệm xe đạp đôi
Trải nghiệm xe đạp đôi

5.5. Cắm trại dã ngoại

Khu vực dã ngoại rộng rãi, thoáng mát rất thích hợp cho du khách tổ chức các hoạt động ngoài trời như: Sinh hoạt nhóm, tổ chức trò chơi,….

Cắm trại dã ngoại
Cắm trại dã ngoại

6. Tham quan địa đạo Củ Chi thì ăn gì? Ở đâu?

Kết thúc chuyến tham quan, du khách có thể dừng chân ở Nhà hàng Bến Dược hoặc Nhà hàng Bến Đình. Ngồi thảnh thơi hít thở làn gió trong lành, ngắm nhìn đồng ruộng với những cánh cò trắng chập chờn bay lượn ở phía bên kia sông. Thưởng thức những món ăn đồng quê dân dã ngon hết sẩy của vùng Đông Nam bộ, và những món ăn đặc sản của mảnh đất Củ Chi.

Món nước mía sầu riêng thơm ngon độc lạ
Món nước mía sầu riêng thơm ngon độc lạ

7. Một số lưu ý khi tới du lịch địa đạo Củ Chi

  • Mặc dù khu di tích không quy định về trang phục tham quan. Dù vậy, du khách đến đây nên lựa chọn những bộ trang phục tối màu, thoải mái, không quá chật hay bó sát vì phải di chuyển lên xuống căn hầm.
  • Nên đi giày thể thao hay sandal đế mềm để thoải mái hơn khi di chuyển.
  • Không quên mang theo kem chống nắng, kem bôi chống côn trùng cho hành trình tham quan Địa đạo Củ Chi.
  • Những du khách sợ không gian hẹp hay huyết áp thấp thì khuyên rằng không nên đi vào những đường hầm nhỏ.
  • Du khách có thể tham gia tour Địa đạo Củ Chi để cùng nhau trải nghiệm các hoạt động tập thể

Xem thêm:

Tham quan Địa đạo Củ Chi là lựa chọn được rất nhiều du khách ưu tiên khi đến miền Nam, nhằm mục đích khám phá về văn hóa lịch sử, những di tích chiến tranh hào hùng của dân tộc mà ông cha ta để lại. Đó có thể là lòng cảm phục về trí thông minh, óc sáng tạo, tinh thần chiến đấu sắt thép và sức chịu đựng của quân dân Củ Chi trong việc xây dựng và phát triển hệ thống. Du Lịch VN tin chắn rằng sau chuyến tham quan “mê cung” trong lòng đất, sẽ đọng lại trong tâm trí du khách một cảm giác khó quên.

5/5 - (41 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *