Làng nghề truyền thống Đà Nẵng

Tham Quan Tìm Hiểu Về 5 Làng Nghề Truyền Thống ở Đà Nẵng

Trong những năm gần đây, Đà Nẵng tập trung khai thác các tuyến điểm du lịch trong nội thành phố. Phấn đấu vươn lên trở thành một trong các điểm đến du lịch phát triển nhất khu vực miền Trung. Nơi đây không chỉ sở hữu nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, mà còn thu hút khách du lịch bởi chiều sâu văn hóa, trong đó phải nhắc đến những làng nghề truyền thống đã hình thành từ rất lâu đời. Ở bài viết này, Du Lịch VN sẽ giới thiệu đến các bạn các làng nghề truyền thống Đà Nẵng nổi tiếng.

1. Làng nghề nước mắm Nam Ô – Làng nghề truyền thống Đà Nẵng

Nam Ô là một làng chài nhỏ nằm dưới chân đèo Hải Vân. Xuất hiện từ thế kỷ 20, được lưu truyền lại từ đời này sang đời khác. Do đó, danh tiếng nước mắm Nam Ô đã được hình thành từ hàng trăm năm về trước. Và được công nhận là Di sản văn hóa phí thể Quốc Gia.

Sở hữu đường bờ biển ở Đà Nẵng dài và có khung cảnh đẹp như tranh vẽ, làng nghề Đà Nẵng này thu hút khách du lịch đến tham quan, tìm hiểu và cùng nhau trải nghiệm cuộc sống lao động thường nhật của người dân. Ngoài ra, những món ngon nơi đây phải kể đến như nước mắm Nam Ô, gỏi cá trích, cháo chờ,….được du khách nức nở khen ngon.

Làng nghề nước mắm Nam Ô Đà Nẵng
Làng nghề nước mắm Nam Ô Đà Nẵng

Điều đặc biệt làm nên thương hiệu làng nghề nước mắm Nam Ô có lẽ nằm ở công thức chế biến. Mắm Nam Ô được chế biến từ nguyên liệu cá cơm than, người dân đi đánh bắt vào tháng ba âm lịch (vì thời điểm này có độ đạm rất cao). Lựa chọn con cá có kích thước vừa phải, và tuyệt đối không rửa bằng nước ngọt vì sẽ làm cá mất đi vị ngon vốn có.

Chum muối cá phải là loại chum được đúc bằng gỗ mít, dưới đáy chum chèn thêm sạn, chổi đót và lọc nước mắm bằng chuộc mới đảm bảo cho ra món nước mắm nguyên chất, thơm đậm. Khi trộn cá phải trộn đều tay sao cho cá thấm muối đều, không bị nát.

Phía trên cùng đặt thêm một lần vỉ đan bằng tre, hoặc dùng mo cau khô gài lại. Đậy nắp kín đáo, mang cất vào phòng tối, sạch sẽ, khô ráo, kín gió, nhiệt độ vừa phải. Khoảng 6-7 tháng thì trộn cá muối lại.

Các chum nước tại làng nghề truyền thống ở Đà Nẵng - nước mắm Nam Ô
Các chum nước mắm Nam Ô được ủ kỹ càng

Khi nào thấy lớp vỉ chèn xuất hiện lớp men màu trắng thì hãy tháo vỉ, vớt lớp men ấy ra. Nếu cá muối vào tháng ba, gần đến Tết âm lịch thì bắt đầu lọc mắm được rồi. Nhẹ tay lấy vỉ chèn ra, sau đó trộn đều mắm và dùng vải mịn để lọc nước mắm. Từng giọt nước mắm chảy từ từ, có màu đỏ sậm hệt màu cánh gián, mùi thơm các cơm tỏa ra thơm nức mũi.

Ghé thăm làng nghề truyền thống Đà Nẵng – Mắm Nam Ô, du khách không chỉ được tham quan, tìm hiểu quy trình làm nước mắm bí truyền, mà thêm vào đó còn được chọn lựa những thành phẩm liền tay về làm quà tặng hoặc có thể để sử dụng trong gia đình.

Có thể nói, “nước mắm” là cái hồn của ẩm thực Việt Nam truyền thống. Hầu như trên bàn ăn của người Việt không bao giờ thiếu đi chén nước mắm nguyên chất hay chén nước mắm tỏi ớt, trừ những ngày ăn chay. Công thức riêng của người dân làng chài nơi đây một phần nào đó đã làm rạng danh làng nghề nước mắm Nam Ô.

Một vài địa điểm bán nước mắm nam ô gia truyền:

2. Làng đá mỹ nghệ Non Nước

Làng đá mỹ nghệ Non Nước ở ngay dưới chân núi Ngũ Hành Sơn, nằm cách trung tâm thành phố Đà nẵng chưa đầy 10 kilomet. Đây là một trong các làng nghề truyền thống ở Đà Nẵng tồn tại lâu đời nhất.

Trải qua hơn 400 trăm năm, không những không hề mai mọt như các nghề truyền thống một thời vàng son trong quá khứ, mà làng nghề ở Đà Nẵng này còn ngày càng phát triển, góp phần phục vụ cho hoạt động du lịch.

Làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ non nước Đà Nẵng
Làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ non nước Đà Nẵng

Với khoảng cách không quá xa như vậy, bạn có thể lái xe đến làng đá Non Nước khoảng 20 phút từ vị trí trung tâm thành phố. Đường đi dễ dàng theo dõi trên Google Maps, lái xe theo một đường thẳng là đến nơi, không hề ngoằn nghèo khó tìm.

Sản phẩm tại làng nghề truyền thống Đà Nẵng hết sức đa dạng và phong phú, được điêu khắc một cách tinh xảo, tỉ mỉ đến từng chi tiết. Những nghệ nhân “già nghề” luôn miệt mài sáng tạo không ngừng nghỉ để tạo ra các chế tác mới.

https://youtu.be/OzahtA2-JSg

Du khách đến làng nghề ở Đà Nẵng tham quan có thể mua một số món đồ về làm quà lưu niệm. Những món đồ này vừa kết hợp giá trị truyền thống, và nghệ thuật hiện đại.

Ví dụ như những chiếc vòng tay, chuỗi hạt, chiếc nhẫn, tượng các vị thần linh, lọ chưng kiễng, những bức tranh thủy mặc,…. Tất cả đều được điêu khắc từ đá quý. Mức giá dao động ở nhiều khoảng khác nhau.

Làng đá mỹ nghệ non nước là một trong các làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Đà Nẵng
Làng đá mỹ nghệ non nước là một trong các làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Đà Nẵng

Lưu ý nhỏ khi tham quan tại đây, các bạn nên hạn chế dùng thiết bị điện tử ghi hình, chụp hình. Bạn được phép tham quan bên ngoài khuôn viên và những vật đá quý trưng bày trên trong tòa nhà. Có bố trí restroom riêng nên nếu bạn đi đường xa thì rất là tiện nghi. Đặc biệt, làng đá mỹ nghệ Non Nước cũng nằm trong khu quần thể danh thắng Ngũ Hành Sơn. Các chương trình du lịch thường kết hợp hai địa điểm này.

Một vài cơ sở sản xuất bạn có thể tham khảo:

3. Làng chiếu Cẩm Nê

Làng chiếu Cẩm Nê Đà Nẵng thuộc huyện Hòa Vang, cách trung tâm thành phố tầm 14 kilomet về phía Tây Nam. Du khách sẽ mất khoảng 30 phút nếu di chuyển từ vị trí trung tâm thành phố.

Theo nhiều nguồn tài liệu, nghề chiếu Cẩm Nê có xuất xứ từ Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Du nhập từ Bắc trở vào Nam vào khoảng thế kỷ 15, thời vua Lê Thánh Tông chiến thắng Chiêm Thành. Làng chiếu Cẩm Nê hình thành bởi những hộ dân làng nghề trong một vùng quê bé nhỏ.

Làng chiếu Cẩm Nê tại Đà Nẵng
Làng chiếu Cẩm Nê tại Đà Nẵng

Các sản phẩm chiếu ở làng nghề ở Đà Nẵng này đều được làm bằng tay. Việc chọn thoi đưa và cây sậy được cân nhắc vô cùng kĩ càng, thường dùng những cây cọ thẳng, nhẹ và bền chắc.

Ở Cẩm Nê, người thợ làng chiếu thường dùng những cây cau già để làm khổ và thoi dệt. Mỗi cuốn chiếu đều có kích thước và màu sắc khác nhau (khổ rộng hay khổ hẹp, dệt chiếu trơn hay dệt chiếu hoa văn).

Trong đó, chiếu trơn là loại chiếu được dệt nguyên sợi trắng, không pha màu. Sợi lát dùng làm chiếu trơn phải được phơi khô ở mức vừa phải, xong rồi mang đi dệt trong khi sợi lát vẫn còn ửng màu xanh tự nhiên.

https://youtu.be/MXJTjNOa0-A

Còn loại chiếu hoa không phải xong công đoạn dệt chiếu trơn trắng rồi in hoa văn lên. Mà mỗi sợi lát được nhuộm màu xanh, đỏ, vàng, chàm, tím,… Phẩm nấu lên và đem nhúng sợi lát vào. Sau đó đem đi phơi khô rồi mới dùng để dệt. Khách hàng thường mua mẫu chiếu dệt sẵn, nhưng cũng có thể đặt trước với thợ dệt tùy theo yêu cầu và sở thích của mình.

Chiếu sau khi dệt xong lại đem phơi thêm lần nữa, xong ghim chặt các đầu dây đay hai bên để cho các sợi lát chiếu khỏi bị bung ra. Công việc này cũng đòi hỏi sự khéo léo để đảm bảo tính thẩm mỹ cho tấm chiếu.

Làm chiếu đòi hỏi phải tỉ mỉ cẩn thận
Làm chiếu đòi hỏi phải tỉ mỉ cẩn thận

Theo thời gian, sản phẩm của làng nghề truyền thống Đà Nẵng này có uy tín và đã nổi tiếng khắp miền Trung. Để có thể gìn giữ được giá trị truyền thống, các “cây đa cổ thụ” tại Cẩm Nê đã không ngại giúp đỡ, truyền bá kinh nghiệm cho nhau để cùng tạo ra những sản phẩm tốt nhất, chất lượng nhất và thực sự có giá trị cho mọi người.

4. Làng nghề bánh tráng Tuý Loan

Làng Nghề Bánh Tráng Túy Loan – một ngôi làng với lịch sử lâu đời hơn 500 năm, nằm giữa miền đất Hòa Phong huyện Hòa Vang với khoảng cách 14km về phía Tây Nam của trung tâm Đà Nẵng, đã từng chứng kiến nhiều thăng trầm của lịch sử, truyền thống và văn hóa Việt Nam.

Điểm đặc biệt của làng nghề truyền thống ở Đà Nẵng này chính là bánh tráng, một món ăn truyền thống nổi tiếng của đất nước, đã trở thành biểu tượng văn hóa ẩm thực Việt Nam.

Làng nghề truyền thống Đà Nẵng - bánh tráng Tuý Loan
Khám Phá Làng Nghề Truyền Thống Bánh Tráng Túy Loan Hơn 500 Năm

Được làm từ gạo chọn lọc, những chiếc bánh tráng thơm ngon ở Túy Loan được đánh giá cao bởi sự tỉ mỉ và cẩn thận của người dân địa phương trong quá trình sản xuất. Bên cạnh gạo, nước mắm, muối, đường, tỏi và mè cũng là những gia vị không thể thiếu trong công thức chế biến bánh tráng ở đây, tạo nên hương vị độc đáo, hấp dẫn cho món ăn truyền thống này.

Khác với các nơi sản xuất bánh tráng khác, ở Túy Loan, sau khi đã tráng xong, bánh sẽ được hơ trên than lửa thay vì phơi khô dưới ánh giúp bánh không bị mốc. Đây chính là điểm đặc biệt ở sản phẩm của làng nghề truyền thống ở Đà Nẵng này!

5. Làng bánh khô mè quận Cẩm Lệ

Tọa lạc tại phường Khuê Trung, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng, làng nghề truyền thống tại quận Cẩm Lệ này đã ghi danh trong danh sách các địa điểm sản xuất bánh khô mè nổi tiếng nhất của vùng đất Quảng Nam – Đà Nẵng.

Sự đặc biệt của bánh khô mè nơi đây không chỉ nằm ở hương vị thơm ngon mà còn là cách chế biến độc đáo. Bột gạo pha trộn với bột nếp và các thành phần khác được hấp cách thủy và nướng khô trước khi được “tắm” đường và “tắm” mè.

Làng nghề truyền thống bánh khô mè bà Liễu Đà Nẵng
Làng nghề truyền thống bánh khô mè bà Liễu Đà Nẵng

Bánh tắm bằng nếp rang sẽ trở thành bánh khô nổ, trong khi đó, bánh tắm bằng mè sẽ được gọi là bánh khô mè. Với ruột xốp dòn, đường dẻo, mè rang đủ độ chín thơm và đường kéo thành sợi tơ vàng mảnh khi bẻ, bánh khô mè được coi là một tuyệt phẩm ẩm thực đặc trưng của vùng đất này.

Nổi tiếng là cơ sở làm bánh khô mè bà Huỳnh Thị Điểu. Không chỉ là một địa điểm du lịch hấp dẫn, cơ sở làm bánh truyền thống này còn tự hào là nơi 6 lò làm bánh khô mè và hơn 50 lao động đam mê nghề. Cơ sở này đã đi đầu trong ngành sản xuất bánh khô mè từ thời xa xưa và được gọi với cái tên thân thuộc là bánh khô mè Bà Liễu. Hiện nay, bánh khô mè mang nhãn hiệu bà Liễu đã trở thành một trong những thương hiệu đình đám trên thị trường.

6. Làng cổ Phong Nam nghề thủ công truyền thống ở Đà Nẵng

Địa chỉ: Thôn Nam Thành, xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng
 
Nằm ở làng Nam Thanh, cách trung tâm thành phố khoảng 10 km, ngôi làng là một nét đặc sắc trong cảnh quan du lịch Đà Nẵng khi bạn muốn khám phá nghề thủ công truyền thống ở Đà Nẵng.
 
 
Tương tự như làng cổ Túy Loan, làng Phong Nam mang nét cổ kính gợi nhớ thời phong kiến ​​và đất nước Việt Nam thời xa xưa. Chi tiết thú vị là làng cổ Phong Nam còn là nơi sinh ra của một vị quan triều Nguyễn: cụ Ông Ích Khiêm. Trước khi tên Phong Nam được ghi vào sách, làng đã được đổi tên thành nhiều tên khác nhau, bao gồm làng Đà Ly, làng Phong Lệ.
Ngôi làng có rất nhiều cây cổ thụ mọc xuyên qua các công trình kiến ​​trúc cổ xưa
 
Ngôi làng có rất nhiều cây cổ thụ mọc xuyên qua các công trình kiến ​​trúc cổ xưa, điều này tạo nên một vẻ ngoài kỳ lạ. Những ngày nắng đẹp, khô ráo như tháng 4, tháng 8 là thời điểm lý tưởng để ghé thăm làng cổ Phong Nam. Du khách sẽ được chào đón bằng những làng nghề y học cổ truyền huyền bí, cổ kính và tuyệt đẹp ở Đà Nẵng.
 
Đừng chần chừ nữa, hãy đặt xe ngay và đến làng cổ Phong Nam!

Xem thêm:

Đà Nẵng là điểm đến du lịch kết hợp hài hòa giữa nguồn tài sản vô giá của tự nhiên và nguồn tài sản giá trị của truyền thống văn hóa con người đất Quảng. Quả thật là một địa điểm lý tưởng để cho bạn mở mang vốn hiểu biết của mình, cũng như nâng cao sự trải nghiệm về đời sống xã hội nói chung. Nếu có dịp du lịch thì các bạn nhất định phải ghé thăm nhưng làng nghề truyền thống Đà Nẵng này nhé.

4.8/5 - (58 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *