Chùa Hà - Chùa cầu duyên ở Hà Nội

7 Chùa Cầu Duyên Ở Hà Nội Cho Những Ai Đang Độc Thân

Đi lễ chùa là phong tục truyền thống của người Việt Nam. Người dân có thể đến chùa vào bất kỳ ngày nào trong năm, để cho lời cầu nguyện dễ trở thành hiện thực. Thường thì mọi người đến chùa cầu sức khỏe, bình an cho gia đình. Còn việc cầu tình duyên cho người đang độc thân thì sao? Sợi dây tơ hồng của bạn đã được kết nối cùng ai chưa? Bài viết dưới đây, Du Lịch VN sẽ gợi ý 7 chùa cầu duyên ở Hà Nội dành cho những ai đang cần.

7 Chùa Cầu Duyên Ở Hà Nội Cho Những Ai Đang Độc Thân

1. Chùa Hà – Chùa cầu duyên ở Hà Nội

Chùa cầu duyên ở Hà Nội đầu tiên. Nhắc đến nơi linh thiêng để cầu duyên, người ta liền nghĩ ngay đến chùa Hà. Ngôi chùa này có tên gọi khác là Thánh Đức Tự, thuộc khu phố cùng tên, phường Dịch Vọng, thủ đô Hà Nội.

Theo lịch sử ghi chép lại, Chùa Hà được khởi công xây dựng từ thời vua Lê Thánh Tông, bằng kinh phí công đức, nhằm bày tỏ lòng nhớ ơn đến các đại thần Nguyễn Trãi, Đinh Liệt, Nguyễn Xí đã dốc lòng cưu mang mình.

Và phế bỏ Lê Nghi Dân để đưa vua Lê Thánh Tông lúc bấy giờ lên ngôi trị vị đất nước vào năm 1460. Nhiều người truyền tai nhau rằng, muốn cầu tài lộc công danh thì đến Phủ Tây Hồ, cầu bình an gia sự thì qua ngôi chùa Trấn Quốc, còn cầu tình duyên thì chắc chắn phải đi chùa Hà.

Chùa Hà - Chùa cầu duyên ở Hà Nội linh thiêng
Chùa Hà – Chùa cầu duyên ở Hà Nội linh thiêng (ảnh: sưu tầm)

Thật vậy, quan niệm này đã in sâu vào trong tâm trí của người dân thủ đô, và kể cả những người đã từng trải nghiệm đến đây. Một phần vì lời khuyên được nhiều người ứng dụng hiệu quả, một phần là niềm tin vào Đức Phật. Những mong ước chính đáng, thành tâm thì sẽ được Đức Phật chứng giám, mà ban cho nhân duyên tốt lành, mọi điều sẽ được toại nguyện.

Chùa Hà là nơi đón nhận lời gởi gắm từ những bạn trẻ có đường tình duyên lận đận, người đang yêu ước mong chuyện tình cảm mãi bền vững, hạnh phúc, những kẻ cô đơn mong muốn sớm tìm được một nửa còn lại của cuộc đời mình. Người đã ổn định thì cầu mong sức khỏe dồi dào, bình an cho gia đình. Không chỉ vào những ngày ăn chay hàng tháng, mà ngày nào ngôi chùa cũng đông đúc người đến lễ.

Thông tin chi tiết:

Xem thêm  Top 7 Di Tích Lịch Sử Ở Hà Nội Nổi Tiếng Nhất Mà Bạn Nên Đến

2. Phủ Tây Hồ

Chùa cầu duyên Hà Nội thứ hai trong danh sách. Phủ Tây Hồ thờ Liễu Hạnh Công chúa, một nhân vật trong truyền thuyết, một trong những đại diện hộ Mẫu ở nước ta và cũng là một trong tứ vị thánh bất tử trong tín ngưỡng của người Việt (Sơn Tinh, Chử Đồng Tử, Thánh Gióng, Liễu Hạnh Thánh Mẫu). Theo ghi chép, phủ được lập vào khoảng thế kỷ 17, đến nay, phủ thường mở hội lễ vào hai ngày chính là mồng 3 tháng 3 ÂL và ngày 13 tháng 8 ÂL.

Đi chùa Hà Nội ở phủ Tây Hồ vào những ngày cuối năm
Đi chùa Hà Nội ở phủ Tây Hồ vào những ngày cuối năm (ảnh: sưu tầm)

Ngày nay, mọi người đến Phủ Tây Hồ không chỉ để cầu sức khỏe, tài lộc, mà còn để cầu duyên. Đi chùa Hà Nội ở phủ Tây Hồ vào những ngày cuối năm, bạn có thể sẽ bắt gặp không ít người nam, người nữ một mình một bóng đầy tâm trạng. Họ đang nuôi hy vọng mọi cầu mong của mình sẽ trở thành hiện thực.

Đây là ngôi chùa linh thiêng trên mảnh đất Hà Thành, vì thế các bạn trẻ đến đây đều muốn vị thần thánh ban cho mình một nhân duyên trọn vẹn. Đặc biệt, tết Nguyên Đán hàng năm là thời điểm mọi người kéo về đông đúc nhất, không chỉ đi lễ cầu may, mà còn tranh thủ thưởng ngoạn cảnh sắc Tây Hồ.

Thông tin chi tiết:

3. Chùa Trấn Quốc

Chùa cầu duyên ở Hà Nội thứ ba trong danh sách. Chùa Trấn Quốc trường tồn hơn 1500 năm (năm 541), được xem là ngôi chùa lâu đời nhất ở Hà Nội. Ngôi chùa từng là trung tâm Phật Giáo của kinh thành Thăng Long dưới thời nhà Lý – Trần. Trải qua không ít lần trùng tu, địa điểm du lịch nổi tiếng ở Hà Nội này vinh hạnh khi được góp tên vào trong danh sách 16 ngôi chùa đẹp nhất trên thế giới cho Daily Mail (báo nước Anh) bình chọn.

Với những giá trị về mặt lịch sử và kiến trúc, chùa Trấn Quốc luôn là chốn cửa Phật linh thiêng của người dân tại thủ đô. Cũng là địa điểm du lịch tâm linh của du khách trong nước lẫn nước ngoài.

Chùa Trấn Quốc - Chùa cầu duyên Hà Nội
Chùa Trấn Quốc – Chùa cầu duyên Hà Nội (ảnh: sưu tầm)

Theo thời gian, ngôi chùa này vẫn nằm đó, uy nghi, tráng lệ, mang đến sự yên bình giữa phố Hà Nội tấp nập. Bên cạnh là chốn cầu mong bình an cho gia đình ứng nghiệm, chùa Trấn Quốc còn là nơi mà những người đang lẻ bóng tìm đến để cầu duyên. Hằng năm, vào dịp Tết Nguyên Đán hay các lễ lớn, người dân thường đổ về đây dâng hương lên Đức Phật, bày tỏ lòng thành kính và tín ngưỡng của mình.

Xem thêm  Làng Cổ Đường Lâm | Kinh nghiệm tham quan cổ trấn chi tiết

Thông tin chi tiết:

4. Chùa Quán Sứ

Chùa cầu duyên Hà Nội thứ tư trong danh sách. Chùa Quán Sứ là một trong những ngôi chùa mang ý nghĩa tâm linh nhất tại thủ đô. Được xây dựng từ thế 15, và cải tạo, nâng cấp lại vào năm 1942, đến năm 1980, chùa này trở thành trung tâm của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Chùa Quán Sứ - Chùa cầu duyên ở Hà Nội
Chùa Quán Sứ – Chùa cầu duyên ở Hà Nội (ảnh: sưu tầm)

Là nơi mà người dân thủ đô, cả du khách thập phương chọn làm điểm đến trong ngày đầu năm mới. Cầu mong cho một năm tiếp đến được hanh thông thuận lợi, gia đình bình an, hạnh phúc, tình yêu giữa vợ chồng/người đang yêu nhau mãi bền chặt.

Thông tin chi tiết:

5. Chùa Phúc Khánh

Chùa cầu duyên ở Hà Nội thứ năm trong danh sách. Chùa Phúc Khánh, tên gọi khác là chùa Sở, là một trong những chùa lâu đời linh thiêng ở thủ đô Hà Nội, khởi lập từ thời Hậu Lê. Vào năm 1988, ngôi chùa vinh danh là Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia do Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận. Ngày nay, chùa thuộc sự quản lý của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Chùa Phúc Khánh - Chùa cầu duyên ở Hà Nội
Chùa Phúc Khánh – Chùa cầu duyên ở Hà Nội (ảnh: sưu tầm)

Dòng người đổ về đây hằng năm rất đông để chiêm bái lễ Phật, cầu an gia đạo, dâng sao giả hạn hay cầu siêu, có những năm lên đến hàng nghìn người. Phủ kín từ trong khuôn viên chùa trải dài ra ngoài phố.

Đêm 30 – mồng 1 Tết là thời điểm người dân rủ nhau đi chùa Hà Nội – Phúc Khánh hái lộc đầu năm. Ngoài mong muốn có sức khỏe tốt, cả năm ngập tràn may mắn, gia đình hòa thuận, an yên, nhiều người tin tưởng rằng nơi đây là chốn “cầu được ước thấy” để cầu tài danh, tình duyên, hạnh phúc lứa đôi.

Thông tin chi tiết:

6. Am Mỵ Châu – Đền Cổ Loa

Đây là ngôi Chùa cầu duyên ở Hà Nội đứng thứ 6 trong danh sách. Am thờ là điểm dừng chân cho những ai đang gặp trắc trở trong chuyện tình cảm. Đền thờ Am Mỵ Nương (hay còn được gọi am Bà Chúa) là nơi thờ phụng nàng Công chúa Mỵ Châu, nằm trong khu di tích thành Cổ Loa (Hà Nội), đây là một trong những di tích lịch sử nổi tiếng ở Hà Nội.

Ngôi chùa đơn sơ, mộc mạc nép mình dưới cây đa cổ thụ, tương truyền từ thời Ngô Quyền vun trồng. Qua truyền thuyết dân gian về lòng chung thủy sắt son của Mỵ Châu – Trọng Thủy, nhiều người tin rằng nơi đây là chốn linh thiêng để cầu tình duyên, cầu hạnh phúc gia đình.

Đi chùa Hà Nội Am Mỵ Châu - Đền Cổ Loa
Đi chùa Hà Nội Am Mỵ Châu – Đền Cổ Loa (ảnh: sưu tầm)

Bên cạnh đó, người dân từ xưa cũng thường đến đây cầu xin sức khỏe, mong bệnh tình được chữa khỏi. Một khi niềm tin đang ở ngưỡng cao nhất, thì mọi điều chúng ta mong muốn đều trở thành sự thật. Cứ thế, một đồn mười, mười đồn trăm, ngày càng nhiều người biết đến nơi này. Mỗi độ xuân về, mọi người dắt nhau đến đây cầu mong những điều may mắn, tốt đẹp đến với bản thân và gia đình.

Xem thêm  Check-in 15 Địa Điểm Sống Ảo Hà Nội Cho Bộ Ảnh Chất Lừ 2023

Thông tin chi tiết:

7. Chùa Láng

Chùa cầu duyên Hà Nội cuối cùng trong danh sách. Chùa Láng (Chiêu Thiền Tự) đã được xây dựng từ thời vua Lý Anh Tông, trải qua nhiều lần trùng tu quan trọng, điển hình vào năm 1901 và 1989. Là nơi thờ thiền sư Từ Đạo Hạnh – vị thiền sư nổi tiếng trong nền Phật giáo Việt Nam. Ngôi chùa hiện đang lưu giữ khá nhiều tượng Phật cùng các hiện vật cổ khác.

Chùa Láng - Chùa cầu duyên ở Hà Nội
Chùa Láng – Chùa cầu duyên ở Hà Nội (ảnh: sưu tầm)

Chùa Láng được mệnh danh là vùng đất “tiền Phật, hậu Thánh”, hiểu là vào những ngày lễ đặc biệt có liên quan đến Thiền sư, thì được phép dâng lễ mặn để cúng ngài. Hằng năm, những người hữu duyên thường đi chùa Hà Nội ở đây để cầu may, cầu phúc. Còn các bạn trẻ đi lễ chùa dịp đầu xuân năm mới để cầu tình duyên, sức khỏe cho gia đình, người đã có tổ ấm thì cầu mong gia đình hòa thuận, gia đạo bình an.

Thông tin chi tiết:

Xem thêm:

Trên đây là 7 chùa cầu duyên ở Hà Nội dành cho những ai đang sở hữu đường duyên không mấy thuận lợi. Những năm qua bạn khá vất vả khi một thân một mình đối diện với mọi điều xảy ra trong cuộc sống. Thì những ngôi chùa này sẽ lắng nghe lời thành tâm cầu nguyện của bạn. Du Lịch VN chúc các bạn sẽ được toại nguyện sau khi đi lễ ở những địa điểm linh thiêng này.

5/5 - (28 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *